Hồ sơ khoa học

Điện thoại: 0868771772
Dr.Maika
Hồ sơ khoa học
Ngày đăng: 24/09/2023 10:24 AM

PHỤ LỤC 1: TÁC DỤNG SẢN PHẨM DUNG DỊCH VỆ SINH DR MAIKA

Theo tài liệu “ Những cây thuốc và vị thuốc Việt nam” của giáo sưĐỗ Tất Lợi và “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” của Viên dược liệu Việt Nam.

  1. Tác dụng của các vị dược liệu
  1. Nghệ

Nghệ hay còn gọi là Nghệ vàng, khương hoàng, uất kim, co hem, co khản mỉn (Thái), khinh lương (Tày), có tên khoa học là Curcuma longa L., họ Gừng (Zingiberaceae). Thân rễ Nghệ trồng ở Ấn Độ có thành phần hóa học gồm: Nước 13,1%, protein 6,3%, carbonhydrat 69,4% và caroten tính theo đơn vị vitamin A là 50 đơn vị quốc tế. Tinh dầu Nghệ theo phương pháp cất kéo hơi nước được 5,8%, trong đó chứa D-α phelladren 1%, D sabinen 0,6%, cineol 1%, borneol 0,5%, zingiberen 25%, sesquiterpen (tumeron) 58%... Hai hợp chất có tác dụng antioxydase và chống viêm được chiết xuất và xác định cùng với các curcuminoid, có cấu trúc 1,5 bis (4 hydroxy, 3 methoxy phenyl) – penta – (1E – 4E) – 1,4 – dien 3 on và 1- (4 hdroxy – 3 – methoxy phenyl – 5 – (4 hydroxy phenyl) -(1E – 4E) – 1,4 – dien 3 on. Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp và mãn tính tương tự như hydrocortison và indomethacin. Tinh dầu Nghệ có hoạt tính chống viêm khớp thực nghiệm. Curcumin và dẫn chất là thành phần có hoạt tính chống viêm, chúng có khả năng thu dọn những gốc oxy có liên quan đến quá trình viêm. Một phân đoạn polysacharis chiết từ Nghệ tiêm phúc mạc làm tăng khả năng thực bào ở chuột nhắt trắng. Natri curcuminat kích thích không đặc hiệu co bóp cơ trơn hồi tràng cô lập ở chuột lang. Curcumin ức chế sự tạo khí in vitro và in vivo. Hai thử nghiệm lâm sàng chứng minh curcumin là một thuốc chống viêm hiệu quả trên bệnh nhân viêm khớp dạng thấp, cho thấy curcumin hoặc phenylbutazon có tác dụng cải thiện đối với sự cứng đơ buổi sáng, sưng khớp và thời gian đi bộ. Chất curcumin I có tác dụng ức chế in vitro sự phát triển của trực khuẩn lao 25 μg/ml, Salmonella paratyphi và tụ cầu vàng ở nồng độ 50 μg/ml. Tinh dầu Nghệ ức chế trực khuẩn lao ở nồng độ 1 μg/ml, Bacillus myoides và nấm Candida albicans ở nồng độ 1/160 và Bacillus subtitis ở nồng độ 1/250. Thành phần Tumeron của tinh dâu Nghệ ức chế in vitro các vi khuẩn và nấm theo thứ tự sau: Bacillus subtitis, Candida albicans, Mycobacterium tuberculosis, Shigella dysenteriae, S. fexneri, Diplococcus pneumoniae, Proteus vulgaris, Bacillus myoides, Klessiella sp., Salmonella typhi, Escherichia coli. Curcumin có tác dụng kháng virus và ức chế protease của HIV – 1 và HIV – 2. Cao dán nhọt bào chế từ Nghệ và một số dược liệu khác đã điều trị cho 30 bệnh nhân bị mụn nhọt với tỉ lệ khỏi và đỡ 84%, thời gian điều trị 3- 9 ngày. Kem Nghệ được điều trị cho thỏ đã gây bỏng thực nghiệm có kết quả tốt. Trong điều trị bỏng kem nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, loại trừ tổ chức hoại tử do bỏng, có tác dụng kích thích tái tạo tăng sinh các tổ chức và liền sẹo. Nghệ phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng tăng cường tái tạo tổ chức ở vết loét cổ tử cung. Tác dụng chống oxy hóa của bột Nghệ có thể do tính phenolic của curcumin. Cao Nghệ chiết với cloroform 10% được áp dụng tại chỗ vào những vùng gây bệnh nấm tóc thực nghiệm ở bê. Cho thấy, Nghệ đã có hiệu quả điều trị tốt và là thuốc chống nấm tốt đối với các bệnh nấm ngoài da.

TheoY học cổ truyền, Thân rễ Nghệ (Khương hoàng) có vị cay đắng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống, tiêu mủ lên da non. Dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sười dưới, khó thở, sau đẻ máu xấu không ra, kết hòn cục đau bụng, bị đòn, ngã tổn thương ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da. Dùng ngoài, Nghệ tươi giã nhỏ vắt lấy nước để bôi ung nhọt, viêm tấy lở loét ngoài da, bôi lên các mụn mới khỏi để đỡ sẹo.Ở Ấn Độ, nước sắc thân rễ có tác dụng giảm đau trong viêm tấy có mủ. Trong y học Trung Quốc, Dùng ngoài chữa vết thương, trĩ, viêm da có mủ, bệnh nấm tóc. Ở Nepal, Dùng ngoài chữa bong gân, vết thương. Nước sắc thân rễ dùng trong viêm tấy có mủ, nước ép tươi chữa giun sán và ký sinh trùng trong nhiều bệnh ngoài da và Nghệ cũng được làm thuốc chống dị ứng. Ở các nước Đông Nam Á, dùng ngoài chữa ngứa, vết thương nhỏ, sâu bọ cắn, phát ban da, đậu mùa và làm thuốc làm mưng mủ, có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt, làm tăng tuần hoàn, làm tan cục máu đông, trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đau bụng, diệt côn trùng, diệt nấm và giun tròn. Ở Papua Niu Guinê, Nghệ trị đau ở da, vết thâm tím, viêm xuất tiết [2], [3].

  1. Ích mẫu

Ích mẫu hay còn gọi là sung úy, chói đèn, làm ngài... có tên khoa học là Leonurus artemisia (Lour.) S. Y. Hu, họ Bạc hà (Lamiaceae). Phần trên mặt đất của ích mẫu có 0,1-2,1% alcaloid toàn phần (leonurin, stachydrin), 3 flavonoid trong đó có rutin, 1 glucosid có khung steroid và acid béo như acid linolenic, lauric, fumaric, 4- guanidino butyric... Các chế phẩm từ ích mẫu đều có tác dụng kích thích co bóp tử cung, giống bituitrin nhưng yếu hơn. Dịch chiết nước từ ích mẫu (1:4) thí nghiệm trên ống kính có tác dụng ức chế một nấm gây bệnh ngoài da.

Theo Y học cổ truyền, Ích mẫu có vị đắng, cay, tính hơi hàn, quy vào 2 kinh tâm và cam, có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, khư ứ, tiêu thủy. Ích mẫu được dùng làm thuốc chữa bệnh lâu đời, nhất là đối với phụ nữ sau đẻ, chữa rong huyết, tử cung co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, đau kinh, khí hư bạch đới (huyết trắng) quá nhiều. Trong nhân dân lưu truyền câu ca dao: “Nhân trần, ích mẫu đi đâu. Để cho gái đẻ đớn đau thế này” Về điều trị rối loạn kinh nguyệt, một số nhà lâm sàng đã nhận định về tác dụng của ích mẫu như sau: Đã dùng điều trị cho 234 bệnh nhân thấy rằng ích mẫu có tác dụng điều trị tốt với những trường hợp kinh ít, kinh thưa, đau kinh cơ năng. Đối với trường hợp huyết kinh thẫm máu, ích mẫu làm cho huyết tươi, trường hợp kinh thưa dùng thuốc vòng kinh mau dần và đều hơn, còn trường hợp đau kinh cơ năng thuốc làm giảm hoặc khỏi hẳn. Ngoài ra, Ích mẫu còn dùng để chữa cao huyết áp, viêm thận và làm thuốc bổ [1], [4].

  1. Tô mộc

Tô mộc hay còn gọi là gỗ vang, vang nhuộm, cây tô phượng, mạy vang (Tày), co vang (Thái), có tên khoa học là Caesalpinia sappan L., họ Vang (Caesalpiniaceae). Tô mộc chứa tinh dầu như D- α- phelandren, ocimen, sapanin, brazilin, caesalpin J, caesalpin P, protosapanin A, B... Tô mộc có tác dụng kháng sinh theo tứ tự giảm dần như: Trực khuẩn bạch hầu, Shigella dysenteriae, tụ cầu vàng, phế cầu, phẩy khuẩn tả, liên cầu tan máu, Bacillus anthrasis, trực khuẩn uốn ván, trực khuẩn thương hàn, Sh. flexneri. Nó cũng có tác dụng với Bacilus subtilis, Hemophilus pertussis, trực khuẩn coli, trực khuẩn mủ xanh và một số nấm men, diệt amip với nồng độ thấp (1/200). Brazilin trong Tô mộc có hoạt tính chống viêm có ý nghĩa trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bởi carragenin, tác dụng này gấp 10 berberin HCl. Tô mộc có tác dụng gây co bóp tử cung, kháng nội tiết hướng sinh dục trên chuột cống đực non và tác dụng oestrogen yếu, có tác dụng kháng histamin và bảo vệ chống lại độc tố của nọc rắn, nâng cao tỉ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự của chuột nhắt tiêm nọc rắn hổ mang. Tô mộc có tác dụng chống ung thư trên bệnh bạch cầu lympho bào P338. Thuốc glycerin Tô mộc 10% được áp dụng cho 72 bệnh nhân viêm âm đạo do tạp khuẩn (17 bệnh nhân), nấm (25) và Trichomonas (30): Đối với tạp khuẩn kết quả khỏi 69,4%, tác dụng tốt nhất đối với trực khuẩn coli, rồi đến liên cầu đường ruột, ít hơn đối với tụ cầu; Đối với khí hư khỏi 70,4%, số còn lại đỡ; Đối với Trichomonas tỉ lệ khỏi 42,8%; Đối với nấm khỏi 40%.

Theo Y học cổ truyền, Tô mộc có vị đắng, chát, hơi ngọt, mặn, tính bình, quy vào kinh tâm, can, tỳ, có tác dụng hành huyết, thông kinh, giảm đau, tán ứ, tiêu sưng. Tô mộc dùng chữa đau bụng do kinh nguyệt bế, sau khi đẻ huyết ứ trướng đau, chấn thương, ứ huyết, choáng váng hoa mắt và mất máu quá nhiều sau khi đẻ. Còn dùng để chữa lỵ ra máu, đau ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng, xích bạch đới. Có thể chế cao lỏng làm thuốc bôi, dùng nước sắc để rửa vết thương.

Trong y học Trung Quốc, Tô mộc được dùng để chữa bế kinh đau bụng, ứ huyết sau đẻ, các vết thương chảy máu, làm thuốc giảm đau và chống viêm trong điều trị bệnh chấn thương và rối loạn kinh nguyệt.

Ở Ấn Độ, Tô mộc dùng dưới dạng thuốc sắc để chữa lỵ, tiêu chảy và một số bệnh ngoài da [2], [4].

  1. Nhội

Nhội hay còn gọi là nhội tía, xích mộc, quả cơm nguội, trọng dương mộc... có tên khoa học là Bischofia javanica Blume, họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). Lá nhội chứa 76,9% nước, 4,1% protid, 13% glucid, xơ 3,9%, tro 2,1%, caroten 2,6mg%, vitamin C 30mg%, các triterpenoid như friedelin, friedelinol, epifriedelinol, acetat friedelinol, acid butolinic, acid ursolic, roxburgholon, các flavonoid như luteolin – 7 – O – glucosid quercetin, quercetin, fisetin. Ngoài ra còn có chrysoerinol, β- sitosterol, β- sitosterol, stigmasterol, triatontan. Các chất acid betulenic, acetat friedelinol, (+)-roxburgholon ức chế mạnh sự phát triển của dòng tế bào ung thư. Trong cây nhội ở Việt Nam, Viện dược liệu đã phân tích có tanin galic và vitamin C. Lá nhội có tác dụng diệt trùng roi mạnh (Trichomonas), cả trên ống kích, cũng như trên súc vật được gây nhiễm trùng roi.

Theo Y học cổ truyền, lá Nhội có vị chua, chát, tính mát, có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Dùng để trị viêm âm đạo do trùng roi âm đạo gây nên. Qua điều trị 147 trường hợp, thấy dạng cao có tác dụng tốt nhất so với các dạng khác cả về mặt giảm triệu trứng lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm. So sánh tác dụng của cao lá Nhội với carbazol, thất tỉ lệ chữa khỏi bệnh bằng cao lá nội xấp xỉ bằng nhau. Ngoài ra, những ưu điểm như diệt ký sinh trùng nhanh, không gây cưng tụ, không làm rát âm đạo, tỉ lệ khỏi bệnh tương đối cao (72%), cao lá Nhội còn trội hơn carbazol là sau khi điều trị khỏi bệnh viêm âm đạo do trùng roi, bệnh nhân không bị nhiễm nấm âm đạo (Mycose vaginale). Ngoài ra lá Nhội còn dùng chữa lỵ, tiêu chảy, bỏng, phối hợp với lá giâu da, lượng bằng nhau, giã nhỏ trộn với ít giấm, bôi chữa dị ứng, mẩm ngứa, mụn nhọt [2], [4].

  1. Mảnh cộng

Mảnh cộng hay còn gọi là lá cẩm, bìm bịp, cây xương khỉ, có tên khoa học là Clinacanthus nutans (Burm.f.) Lindau, họ Ô rô (Acanthaceae). Cành , rễ chứa β- sitosterol, lupeol. Cao Mảnh cộng có nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) đối với vi khuẩn gây bệnh trứng cá Propionibacterium acnes là > 5mg/ml, tượng tự đối với Staphylococcus epidermidis. Ngoài ra, Cao chiết Mảnh cộng có tác dụng gải độc đối với nọc bò cạp.

Theo Y học cổ truyền, Mảnh cộng có tác dụng điều kinh, tiêu thũng, khứ ứ, giảm đau và liền xương. Mảnh cộng được Hải Thương Lãn Ông dùng chữa vết thương do trâu bò húc. Ở một số địa phương nhân dân dùng chữa di ứng (mày đay), uống trong và bôi ngoài. Lá non dùng nấu canh ăn, lá khô dùng để ướp bánh (Bánh Mảnh cộng). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt và đem sào nóng dùng bó trị bong gân, sưng khớp, gãy xương. Thường dùng phối hợp với mò hoa trắng giã và lọc lấy nước uống để chữa bệnh lưỡi tưa trắng của trẻ em. Cành lá đắp chữa vết thương trâu bò húc.

Nhân dân ở đảo Hải Nam (Trung Quốc) dùng cây Mảnh cộng để chữa vết thương do dao chém và chữa thiếu máu, vàng da, phong thấp. Ở Thái Lan, lá tươi được dùng trị bỏng, sâu bọ đốt. Eczema và mụn rộp. Ở Lào và Campuchia, lá Mảnh cộng được dùng đắp vào mí mắt để chữa viêm mắt [3].

  1. Bồ hòn:

Bồ hòn hay còn gọi là Vô hoạn, bòn bòn, mộc hoạn tử, mác hón (Tày), co hón (Thái), mầy quyến ngần (Dao), có tên khoa học là Sapindus mukorossi Gaertn., họ Bồ hòn (Sapindaceae). Quả bồ hòn là nguồn nguyên liệu giàu Saponin. Trong thịt quả có tới 18% Saponinosid dangj Saponin triterpen, bao gồm Saponinosid A, B, C, D, E, E1, X, Y, Y2.... Cao chiết suất với nước quả Bồ hòn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus, S. pyogenes, S. Viridans..., giúp vết bỏng ít hình thành mủ, không hôi hối, chóng lêm da non, rút ngắn ngàyđiều trị. Đặc biệt. Các dịch triết phần trên mặt đất cao bồ hòn có thể diệt tinh trùng khi tiếp xúc trực tiếp. Do đó, có thể nghiên cứu sản phẩm tránh thai sau khi quan hệ vợ chồng. Theo YHCT, Quả bồ hòn có vị đắng, tính mát, có tác dụng sát trùng. [1].

  1. Hương thảo

Hương thảo hay còn gọi tên tiếng Anh là Rosemary, có tên khoa học là Rosemarinus officinnalis, họ Bach hà (Lamiaceae). Hương thảo là một cây rất lâu đã được sử dụng làm thức ăn, thuốc và ma thuật. Hương thảo được coi là cây thiêng liêng trong nhiều nên văn minh, nhánh của cây Hương thảo được đốt cháy tại các đền thờ ở Hy Lập cổ đại, Ở thời kỳ trung cổ, Đốt Hương thảo tạo khói đề xua đuổi tà ma và bảo vệ chống lại tại họa và các bệnh nhiễm trùng. Hương thảo được rộng rãi trong các chứng bệnh đường hô hấp, rối loạn tuần hoàn, tắc nghẽn gan, đường tiêu hóa và thần kinh lo lắng, đau cơ và khớp, bệnh da và tóc. Tinh dầu Hương thảo có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống thấp khớp, sát trùng, chống co thắt, kích thích tình dục, làm se, chống đầy bụng, chữa ghẻ, toát mồ hôi, giúp tiêu hóa, lợi tiểu, diệt nấm, chữa bệnh gan, cao huyết áp, thần kinh, diệt ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe, kích thích (Tuần hoàn, vỏ thượng thận, gan mât), kiện vị, thuốc bổ (thần kinh, bổ chung), làm lành vết thương [5].

  1. Tác dụng và độ an toàn của sản phẩm Dung dịch vệ sinh Dr Maika
    1. Phối ngũ Dung dịch vệ sinh Dr Maika.

Do Nghệ có hoạt tính chống viêm cấp và mãn tính tương tự như hydrocortison và indomethacin. Natri curcuminat kích thích không đặc hiệu co bóp cơ trơn hồi tràng cô lập ở chuột lang. Thành phần Tumeron của tinh dầu Nghệ ức chế in vitro các vi khuẩn và nấm. Curcumin có tác dụng kháng virus và ức chế protease của HIV – 1 và HIV – 2. Trong điều trị bỏng kem nghệ có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, loại trừ tổ chức hoại tử do bỏng, có tác dụng kích thích tái tạo tăng sinh các tổ chức và liền sẹo. Nghệ phối hợp với một số dược liệu khác có tác dụng tăng cường tái tạo tổ chức ở vết loét cổ tử cung. Bột Nghệ có tác dụng chống oxy hóa do tính phenolic của curcumin. Cao Nghệ chiết với cloroform 10% được áp dụng tại chỗ vào những vùng gây bệnh nấm tóc thực nghiệm ở bê. Hơn thế nữa, TheoY học cổ truyền, Thân rễ Nghệ (Khương hoàng) có tác dụng hành khí, phá huyết, thông kinh, chỉ thống (giảm đau), tiêu mủ lên da non. Dùng để chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh, ứ máu, vùng ngực bụng trướng đau tức, đau liên sười dưới, khó thở, sau đẻ máu sấu không ra, kết hòn cục đau bụng, bị đòn, ngã tổn thương ứ máu, dạ dày viêm loét, ung nhọt, ghẻ lở, phong thấp, tay chân đau nhức, vàng da. Do đó, Nghệ có vai trò làm Quân.

Do Ích mẫu dịch triết nước từ ích mẫu có tác dụng ức chế một nấm gây bệnh ngoài da. Đặc biệt

Ích mẫu có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, khư ứ, tiêu thủy và Ích mẫu được dùng làm thuốc chữa bệnh lâu đời, nhất là đối với phụ nữ sau đẻ, chữa rong huyết, tử cung co hồi không tốt, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, đau kinh, khí hư bạch đới quá nhiều. Do Tô mộc có tác dụng kháng sinh, gây co bóp tử cung, chống ung thư trên bệnh bạch cầu lympho bào P338.. Brazilin trong Tô mộc có hoạt tính chống viêm, kháng histamin. Thuốc glycerin Tô mộc 10% được áp dụng cho 72 bệnh nhân viêm âm đạo do tạp khuẩn (17 bệnh nhân), nấm (25) và Trichomonas (30): Đối với tạp khuẩn kết quả khỏi 69,4%,; Đối với khí hư khỏi 70,4%, số còn lại đỡ; Đối với Trichomonas tỉ lệ khỏi 42,8%; Đối với nấm khỏi 40%. Hơn thế nữa, Tô mộc có tác dụng hành huyết, thông kinh, giảm đau, tán ứ, tiêu sưng. Tô mộc dùng chữa đau bụng do kinh nguyệt bế, sau khi đẻ huyết ứ trướng đau, chấn thương, ứ huyết, choáng váng hoa mắt và mất máu quá nhiều sau khi đẻ. Còn dùng để chữa lỵ ra máu, đau ruột, chảy máu ruột, tiêu chảy do nhiễm trùng, xích bạch đới. Có thể chế cao lỏng làm thuốc bôi, dùng nước sắc để rửa vết thương. Do đó, cả 2 vị Ích mẫu và Tô mọc có vai trò là Thần.

Do Nhội có các chất acid betulenic, acetat friedelinol, (+)- roxburgholon ức chế mạnh sự phát triển của dòng tế bào ung thư. Lá nhội có tác dụng diệt trùng roi mạnh (Trichomonas), cả trên ống kích, cũng như trên súc vật được gây nhiễm trùng roi. Theo Y học cổ truyền, lá Nhội có tác dụng trừ thấp nhiệt, tiêu viêm, sát trùng. Dùng để trị viêm âm đạo do trùng roi âm đạo gây nên. Qua điều trị 147 trường hợp, thấy dạng cao có tác dụng tốt nhất so với các dạng khác cả về mặt giảm triệu trứng lâm sàng cũng như kết quả xét nghiệm, Do Quả bồ hòn có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn Staphylococcus aureus, S. pyogenes, S. Viridans..., giúp vết bỏng ít hình thành mủ, không hôi hối, chóng lêm da non, rút ngắn ngàyđiều trị. Theo YHCT, Quả bồ hòn có vị đắng, tính mát, có tác dụng sát trùng. Do Mảnh cộng có nồng độ tối thiểu ức chế (MIC) đối với vi khuẩn gây bệnh trứng cá Propionibacterium acnes là > 5mg/ml, tượng tự đối với Staphylococcus epidermidis. Ngoài ra, Cao chiết Mảnh cộng có tác dụng gải độc đối với nọc bò cạp. Theo Y học cổ truyền, Mảnh cộng có tác dụng điều kinh, tiêu thũng, khứ ứ, giảm đau và liền xương. Mảnh cộng được Hải Thương Lãn Ông dùng chữa vết thương do trâu bò húc. Ở một số địa phương nhân dân dùng chữa di ứng (mày đay). Lá tươi giã đắp chữa đau sưng mắt. Do đó, Nhội, Bồ hòn và Mảng cộng đều có vai trò làm Tá.

Do tinh dầu Hương thảo có tác dụng theo hướng thăng lên trên và đi ra ngoài biểu và có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống thấp khớp, sát trùng, chống co thắt, kích thích tình dục, làm se, chống đầy bụng, chữa ghẻ, toát mồ hôi, giúp tiêu hóa, lợi tiểu, diệt nấm, chữa bệnh gan, cao huyết áp, thần kinh, diệt ký sinh trùng, phục hồi sức khỏe, kích thích (Tuần hoàn, vỏ thượng thận, gan mât), kiện vị, thuốc bổ (thần kinh, bổ chung), làm lành vết thương. Do đó, Tinh dầu Hương Thảo có vai trò là Sứ.

  1. Tác dụng kháng khuẩn:

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của Dung dịch vệ sinh Dr Maika có tác dụng như sau:

  • Dung dịch vệ sinh Dr Maika đã diệt được 99,99% vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) gây bệnh, ở nồng độ pha loãng 50 lần (2%), trong thời gian tiếp xúc 20 phút (tương đương với 1 lần ngâm). Vi khuẩn này là nguyên nhân chính gây ra mụn, mủ, lở loét trên da, kể cả vùng âm hộ và âm đạo (bảng 1).

Stt

Vi sinh vật thử nghiệm

Nồng độ thử nghiệm

Sau khi tiếp xúc 20 phút

VSV còn sống (CFU/ml)

Tỉ lệ diệt khuẩn (%)

1

Staphylococcus aureus

8,5x106

90

99,99

2

Escherichia coli

6,6x106

106.000

98,39

3

Enterococcus faecalis

1,4x106

14.000

99,00

  • Nhìn vào bảng ta thấy, Dung dịch vệ sinh Dr Maika đã diệt được 98,39% vi khuẩn E. coli gây bệnh, ở nồng độ pha loãng 50 lần (2%), trong thời gian tiếp xúc 20 phút (tương đương với 1 lần ngâm). Vi khuẩn này có trong phân người, nếu không vệ sinh tốt khi đi đại tiện (đi cầu), hoặc bị ngâm, rửa âm hộ bằng nước bẩn (đã nhiễm E. coli) thì Vi khuẩn này sẽ gây viêm nhiễm khuẩn âm hộ và âm đao, thậm chí cả đường niệu…
  • Dung dịch vệ sinh Dr Maika đã diệt được 99,00% vi khuẩn Enterococcus faecalis gây bệnh ở nồng độ pha loãng 50 lần (2%), trong thời gian tiếp xúc 20 phút (tương đương với 1 lần ngâm) (bảng 1). Vi khuẩn này thường gây hội chứng tăng tiết dịch của âm đạo (chảy nước), gây ngứa ngáy, khó chịu ở vùng kín của phụ nữ. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, có thể để lại di chứng nặng nề như vô sinh, tăng nguy cơ chửa ngoài tử cung, viêm vùng chậu dai dẳng, tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật khác gây bệnh. Đặc biệt vi khuẩn Enterococcus faecalis đã có rất nhiều chủng kháng kháng sinh, thậm chí đã kháng cả Vancomycin (là một kháng sinh dự phòng trong điều trị). Dung dịch vệ sinh Dr Maika có nguồn gốc thảo dược nhưng chỉ sau một lần ngâm rửa (20 phút) đã diệt được 99,00% vi khuẩn Enterococcus faecalis là một thành tựu khoa học lớn, sẽ áp dụng vào việc điều trị chủng vi khuẩn có mức độ kháng kháng sinh rất cao này.
    1. Tác dụng khấng nấm

Dựa trên kết quả nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của sản phẩm Dung dịch vệ sinh Dr Maika có tác dụng như sau:

  • Ở nồng độ pha loãng 50 lần (2%), trong thời gian tiếp xúc 20 phút (tương đương với 1 lần ngâm), Dung dịch vệ sinh Dr Maika đã diệt được 97,65% nấm Men (Candida albicans) gây bệnh, Vi nấm này là nguyên nhân chính gây các bệnh ngứa ngáy, đau rát, sưng và tấy đỏ âm hộ, âm đạo bất thường, khí hư thay đổi màu và mùi.
  • Vậy Dung dịch vệ sinh Dr Maika có tác dụng phòng và ngăn ngừa chứng bệnh tăng tiết dịch của âm đạo (chảy nước), ngứa ngáy, đau rát, sưng và tấy đỏ, lở loét, mụn mủ, khí hư thay đổi màu và mùi do các vi khuẩn Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus), Escherichia coli, Enterococcus faecalis và nấm Men (Candida albicans) gây nên.
    1. Độ an toàn:

Dựa trên kết quả nghiên cứu về Độ an toàn của Dung dịch vệ sinh Dr Maika đã được nghiên cứu độc tính trên da cho thấy sau 72 giờ theo dõi trên da thỏ, ở nồng độ nguyên chất, kết quả không thấy một điểm kích ứng nào trên da thỏ. Chứng tỏ Dung dịch vệ sinh Dr Maika an toàn cho da kể cả khi ngâm rửa ở nồng độ nguyên chất. Do đó, Nước xông ngâm rửa phụ khoa GSPA khi pha loãng 50- 100 lần thì rất an toàn cho da.

Theo các kết quả nghiên cứu và luận chứng khoa học trên:

  • Dung dịch vệ sinh Dr Maika rất an toàn cho da, kể cả sử dụng ở dạng nguyên chất Dung dịch vệ sinh Dr Maika có tác dụng: Hành khí, hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống (giảm đau, chống viêm, tiêu sưng, sát trùng:
  • Giúp phục hồi sức khỏe vùng kín, ngăn ngừa và giảm thâm đen.
  • Giúp ngăn ngừa nhiễm trùng (Trichomonas, vi khuẩn, virus, vi nấm) ở vùng kín. Phòng và ngăn ngừa các chứng bệnh huyết trắng, ngứa, lở loét, mụn nhọt, nấm, hôi tanh vùng kín (cả nam và nữ).
Zalo
Hotline